Công dụng và cách dùng nhân sâm Hoa Kỳ

29/03/2022 Thuốc bổ, rượu thuốc

CÔNG DỤNG CỦA NHÂN SÂM HOA KỲ

Trong y học cổ truyền nhân sâm Hoa Kỳ được biết với tên gọi là Tây Dương sâm. Đây là vị thuốc bổ có mùi thơm, vị ngọt, hơi đắng nhẹ, hơi the và có tính mát. Qui kinh: Tâm, Phế, Thận. Có công dụng chính là bổ khí, dưỡng âm, thanh hư nhiệt, sinh tân dịch, trừ phiền khát.

Thường được dùng để điều trị các chứng khí hư, âm suy hỏa vượng, khái suyễn đàm huyết, hư nhiệt phiền táo, nội nhiệt tiêu khát (tiểu đường), miệng táo họng khô.

Nhân sâm Hoa Kỳ cũng công hiệu tương tự như nhân sâm châu Á (sâm Cao Ly, sâm Hàn Quốc, sâm Trung Quốc, sâm Nhật Bản).

Tuy nhiên, do có tính mát, lại bổ khí và nhuận táo nên nhân sâm Hoa Kỳ có thể dùng cho những người thể ôn nhiệt; trong khi sâm châu Á tuy đại bổ nguyên khí nhưng tính ôn táo, dễ gây "thượng hỏa", khiến những người thể ôn nhiệt không thể tiếp nhận.

Từ đặc tính khác nhau này mà nhân sâm Hoa Kỳ có thể dùng được cho những người bị cao huyết áp thể "hư nhược" hay thể "âm hư nội nhiệt" với liều lượng hợp lý.

Còn sâm châu Á lại không thích hợp cho các trường hợp cao huyết áp. Nhân sâm Hoa Kỳ thể hiện ưu điểm nổi bật khi được dùng cho các trường hợp sau:

1. Giảm thiểu tác dụng phụ do điều trị ung thư bằng phóng xạ: Những bệnh nhân điều trị ung thư bằng phóng xạ (xạ trị) thường có các triệu chứng mà Đông y gọi là "âm hư, nội nhiệt" (nóng nhiệt bên trong do phần âm huyết của cơ thể bị hư hao do tác dụng tia phóng xạ). Để hạn chế tác dụng phụ của xạ trị, trước khi tiến hành xạ trị 15 ngày và sau khi xạ trị, bệnh nhân có thể dùng nhân sâm Hoa Kỳ 5-10g sắc uống mỗi ngày.

2. Viêm phổi, viêm phế quản: Những người bị viêm phổi hay viêm phế quản thể "âm hư, hỏa vượng" có biểu hiện như: nóng lòng bàn chân và bàn tay, ho, có đờm vàng đặc hoặc đờm có lẫn máu. Mỗi ngày có thể dùng 5-10g nhân sâm Hoa Kỳ sắc uống, sau khi uống nước ăn luôn cả lát sâm.

3. Giai đoạn phục hồi sau khi ốm nặng. Mỗi ngày có thể dùng 5-10g nhân sâm Hoa Kỳ sắc uống thay nước. Hoặc cũng có thể hầm nhân sâm Hoa Kỳ với gà ác, thịt heo...

4. Huyết áp thấp, suy nhược cơ thể: Những người huyết áp thấp, hay bị tụt huyết áp, người mệt mỏi mỗi dùng dùng 5-10g nhân sâm Hoa Kỳ sắc uống.


Bác sĩ CKI YHCT Nguyễn Hữu Trường cùng khách hàng tại Y Tâm Đường.

Xem chi tiết các phản hồi của khách hàng TẠI ĐÂY
 

 

Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại nhân sâm Hoa Kỳ có thành phần chủ yếu: Panaquilon. Saponins, có những tác dụng sau:

- Chấn tĩnh, chống căng thẳng thần kinh quá mức, giảm bớt sự phiền não, tăng sức bền thể lực, chống mệt mỏi suy nhược, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ, an thần.

- Thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, chống lão hóa.

- Điều hòa hoạt động của hệ tim mạch, chống sốc do suy nhược và mất máu, chống thiếu máu cơ tim và rối loạn nhịp tim.

- Điều chỉnh rối loạn lipid máu: Giảm cholesterol và lipoprotein có tỷ trọng thấp, tăng lipoprotein có tỷ trọng cao, chống sự hình thành các gốc tự do, chống tan máu và có khả năng cầm máu.

- Ổn định đường huyết: kích thích tuyến tụy điều tiết insulin, tăng cường chuyển hóa đường

- Tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống ung thư.

*Lưu ý: tác dụng của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.

 

CÁCH DÙNG NHÂN SÂM HOA KỲ

Sâm Hoa Kỳ có ưu thế về bổ dưỡng phế âm, thanh hư hỏa, dưỡng vị sinh tân nên đặc biệt thích hợp trong mùa hè, khi thời tiết nóng nực, cơ thể dễ mất nhiều mồ hôi, làm phát sinh các chứng miệng khô họng khát, mệt mỏi, sức làm việc giảm sút, chán ăn, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện dễ táo kết. Bạn có thể chế biến để dùng như sau:

- Trà sâm: sâm Hoa Kỳ thái lát mỏng, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày, lần cuối ăn cả bã.

Công dụng và cách dùng nhân sâm Hoa Kỳ
Nhân sâm Hoa Kỳ phiến lát hãm trà

 

- Bột sâm: Chọn củ tốt, thái phiến, sao qua rồi tán thành bột, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày uống từ 3-6 g.

- Cao sâm: Dùng nhân sâm Hoa Kỳ đơn thuần hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, ngâm trong nước lạnh cho nở rồi hấp cách thủy với đường thành dạng cao.

Ví dụ: Để điều trị chứng mất ngủ, mệt mỏi, hay quên, hồi hộp... do khí huyết hư nhược, có thể dùng Hoa Kỳ sâm và long nhãn theo tỷ lệ 1/5 cho vào bát, ngâm nước rồi hấp cách thủy thành cao, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa.

- Cháo sâm: Dùng độc vị nhân sâm Hoa Kỳ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác đem nấu với gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Ví dụ, để điều trị các chứng ho kéo dài, hen, ho ra máu, sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân... do khí âm lưỡng hư, có thể dùng Hoa Kỳ sâm 3 g, mạch môn 10 g đem nấu với 100 g gạo tẻ thành cháo, ăn trong ngày.

- Cơm sâm: Để điều trị các chứng suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, chán ăn, phù thũng..., dùng bột nhân sâm Hoa Kỳ 10 g, đại táo 50 g sắc chung, khi đại táo nổi lên thì cho 250 g gạo vào nấu thành cơm, khi ăn có thể trộn thêm một chút đường.

- Hầm gà ác, thịt heo...: Nhân sâm Hoa kỳ 10g, gà ác 1 con, gừng 3 lát cho vào nồi hầm 30 phút, sau đó cho ít muối vào nêm cho vừa ăn.


Công dụng và cách dùng nhân sâm Hoa Kỳ
Nhân sâm Hoa Kỳ phiến lát hầm gà ác và thịt heo
 

- Ngâm rượu: cho 100g Hoa Kỳ sâm ngâm cùng với 1 - 2 lít rượu trắng. Công dụng: bổ khí, ôn phế. Ngâm với rượu sau 20 ngày trở đi là dùng được. Mỗi ngày uống 2-3 lần sau bữa ăn, mỗi lần 15-30 ml. Hoặc cũng có thể ngâm với các vị thuốc bổ khác như trong thang thuốc ngâm rượu Đại Bổ Thang của Y Tâm Đường.

Đại bổ thang

Xem chi tiết Đại Bổ Thang TẠI ĐÂY
 

LIỀU DÙNG VÀ LƯU Ý:

Liều dùng sắc uống: Mỗi ngày 5 - 10g.

Lưu ý: Những người có tiền sử cao huyết áp nên tự tìm cho mình liều lượng thích hợp với cơ thể để dùng bằng cách dùng với liều lượng từ 3g/ ngày, sau đó tăng dần đến liều lượng thích hợp.

*Lưu ý: tác dụng của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.

Kiêng kỵ: Không dùng cho người có chứng dương hư, hàn thấp ở tràng vị, tỳ vị hư hàn với các triệu chứng như: sợ lạnh, chân tay lạnh, phù, đại tiện phân lỏng). Không dùng chung với Lê Lô (tên một vị thuốc trong Đông y) hoặc củ cải trắng.

Bác sĩ CKI YHCT Nguyễn Hữu Trường