Tắc kè là vị thuốc quý có tác dụng bồi bổ cơ thể giúp tăng cường sinh lực làm cho đỡ mệt nhọc nhanh chóng.
Tác dụng tăng cường sinh lực của tắc kè được Danh y Lý Thời Trân thuật lại trong Bản Thảo Cương Mục: muốn thử xem có phải đúng tắc kè hay không, người ta thử như sau: Nướng tắc kè cho vàng, giã nhỏ, ngậm một ít, chạy một quãng đường, không thấy thở dốc mới là thực.


Xem các phản hồi của khách hàng TẠI ĐÂY
Theo y học cổ truyền, tắc kè có tính bình, vị mặn; quy kinh phế, thận; có công dụng: bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, bổ phế định suyễn. Tắc kè thường dùng để làm thuốc trong điều trị các bệnh chứng sau:
– Điều trị liệt dương do thận dương bất túc, tinh huyết hư hao thì thường dùng ngâm rượu với Nhân sâm, Dâm dương hoắc, Lộc nhung, Hải mã, Ba kích, Kỷ tử, Thỏ ty tử, Đỗ trọng…
– Điều trị hen suyễn do phế thận lưỡng hư, thận không nạp khí thì thường dùng với nhân sâm (như bài Nhân sâm cáp giới tán)
Theo y học hiện đại, tắc kè có tác dụng dược lý như sau: tăng cường khả năng miễn dịch, chống co thắt để bình suyễn, chống viêm, hạ đường máu, tăng cường hoạt tính của men trao đổi gốc tự do.
Có 2 cách dùng tắc kè thường thấy trong Đông y đó là: ngâm rượu giúp bổ thận tráng dương và tán bột để điều trị hen suyễn.
Nếu dùng tắc kè sống (đã bỏ đi mắt và nội tạng) để ngâm rượu thì phải dùng rượu cao độ từ 55-60 độ để làm chín tắc kè.
Việc dùng rượu cao độ sẽ không có lợi cho dạ dày. Vì vậy, người ta thường dùng tắc kè khô ngâm rượu từ 40-50 độ.
Hiện nay, tắc kè khô lưu hành trên thị trường phần lớn được chú trọng gia công tạo hình rất bắt mắt mà không chú trọng đến sự tiện lợi khi dùng.
Người ta thường dùng tre và bìa cứng để căng chân và bụng tắc kè cho thật to, tuy nhiên điều này khiến việc sử dụng rất bất tiện vì bìa cứng dính chặt vào thịt tắc kè không làm sạch hết được, tháo gỡ các que tre rất khó khăn.
Bên cạnh đó, để bảo quản tắc kè được lâu và tránh mối mọt… người ta thường dùng chất bảo quản và xông các hóa chất. Khi ngửi các loại tắc kè khô này, dễ dàng thấy mùi mốc, hoặc mùi lạ khó chịu.
Để vị thuốc tắc kè vẫn đảm bảo được công dụng tốt như xưa, chúng tôi hết sức chú trọng việc sơ chế và bảo quản tắc kè khô. Tắc kè khô tại phòng khám Y Tâm Đường được chế biến theo quy trình sau:
– Bỏ đi 2 mắt vì mắt tắc kè có chứa chất lân tinh không tốt cho sức khỏe.
– Bỏ sạch nội tạng sau đó rửa sạch tắc kè bằng rượu để khử trùng.
– Cắt bỏ móng, vì móng Tắc kè rất sắc và nhọn.
– Cho tắc kè vào máy sấy điện để sấy khô. Sấy khô bằng máy sấy điện là cách chế biến vệ sinh nhất, có ưu điểm so với phơi nắng là tránh bị các loại côn trùng như ruồi, nhặng đậu vào đẻ trứng.
– Cho vào túi nilon hàn kín mép giúp bảo quản được lâu.

Tắc kè là vị thuốc thường xuyên được các lương y, bác sĩ tại phòng khám Y Tâm Đường sử dụng để điều trị bệnh cho bệnh nhân nên được tuyển chọn và sơ chế rất kỹ nhằm giúp việc điều trị bệnh có tính hiệu quả cao nhất.
Đồng thời, phòng khám chúng tôi chỉ chế biến tắc kè số lượng nhỏ để dùng làm thuốc mỗi ngày. Nhờ vậy mà tắc kè sấy khô tại phòng khám Y Tâm Đường có các đặc điểm ưu việt sau:
– Tắc kè nguyên con vừa mới chế biến xong.
– Không có bất kỳ hóa chất hay chất bảo quản nào. Rất vệ sinh và tiện lợi khi dùng.
– Khi mở túi đựng, có thể mùi thơm như mùi cá lóc (cá quả) nướng.

CÁCH SỬ DỤNG TẮC KÈ KHÔ CỦA PHÒNG KHÁM Y TÂM ĐƯỜNG
– Dùng tắc kè ngâm rượu: Quý vị chỉ cần dùng rượu rửa qua Tắc kè khô, rồi cho vào bình ngâm với rượu là được. Mỗi lít rượu ngâm từ 1-2 cặp tắc kè khô.
– Dùng làm thuốc: Trước khi tán thành bột hay giã nát hay cắt nhỏ để cho vào thang thuốc sắc uống, quý vị dùng kéo cắt hoặc dùng dao chặt bỏ phần đầu tắc kè khô từ hốc mắt trở lên (vì phần này có hàm răng của tắc kè rất cứng, cơ thể không hấp thu được).
*Lưu ý: tác dụng của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.
Tắc kè khô không dùng hoá chất bảo quản nên không để lâu được. Quý vị vui lòng dùng ngay khi nhận được. Nếu có việc bận chưa thể dùng ngay được, quý vị cho vào ngăn đông tủ lạnh để bảo quản được lâu nhất (trong thời gian tối đa 3 tháng).